024 3754 7735 | Fax : 024 3754 7911  |  hanhchinh.nxb@hnue.edu.vn
Lịch sử phật giáo việt nam (bìa cứng)
Phát hành bởi: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Loại sách: Tủ sách Triết học
Tác giả: Viện Triết học       Năm xuất bản: 2022

Khổ sách: 16 x 24

     Ở nước ta, từ xưa đến nay đã có nhiều cuốn sách viết về lịch sử Phật giáo dân tộc, trong đó có những cuốn là Phật giáo sử thực thụ, cũng có những cuốn ít nhiều mang tính chất Phật giáo sử. Nếu kể trong thời kì phong kiến thì có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục, Thiền uyển kế đăng lược lục,... Thời kì cận đại có các cuốn Phật giáo
Việt Nam
 từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII của Trần Văn Giáp, Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể. Và gần đây có cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang,... Các cuốn sách ấy đều có những giá trị nhất định, đều đáp ứng phần nào những yêu cầu hiểu biết của đương thời, đều để lại kiến thức và kinh nghiệm cho những người tiếp tục công việc biên soạn Phật giáo sử về sau.

     Nhưng ra đời trong những hoàn cảnh nhất định, các cuốn sách trên đều có những hạn chế so với yêu cầu tìm hiểu của độc giả ngày nay. Cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục chỉ tập trung giới thiệu phổ hệ của hai dòng thiền Việt Nam là Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Cuốn Tam tổ thực lục chỉ ghi về hành trạng và sự truyền thừa của ba vị tổ phái thiền Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Cuốn Thiền uyển kế đăng lược lục ngoài việc nhắc lại nội dung mà cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục đã nói, chỉ bổ sung thêm sự phát triển của Phật giáo đầu triều Nguyễn. Cuốn Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII, như tên gọi của nó, chỉ trình bày lịch sử Phật giáo dân tộc đến thế kỉ XIII.
     Cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược, trong chương Mười viết về “Phật giáo hiện đại” chỉ có vẻn vẹn không đầy 3 trang nói về phong trào chấn hưng
 Phật giáo ở những năm 30 của thế kỉ XX. Cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận thì phần viết về triều Nguyễn chỉ giới thiệu tóm tắt tiểu sử của 23 danh tăng. Trong số trên, chưa có một cuốn nào trình bày một cách có hệ thống sự phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến giữa thế kỉ XX. Ngoài ra, các cuốn sách ấy ra đời đã lâu, số lượng còn lại cho đến ngày nay không bao nhiêu. Hơn nữa, trong số ấy có cuốn viết bằng chữ Hán (Thiền uyển tập anh ngữ lục...), có cuốn viết bằng chữ Pháp (Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỉ XIII), không dễ gì cho độc giả ngày nay đọc hiểu khi có trong tay.

     Mấy chục năm lại đây, các bộ môn sử học, khảo cổ học, triết học, dân tộc học,... của nước ta đều có những tiến bộ lớn, không những về phương diện phát hiện tư liệu mới mà còn cả về các phương diện phương pháp luận, nội dung kiến giải,... Tất cả những thành tích đó đều có lợi cho việc biên soạn một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam với chất lượng cao hơn trước.

     Kế thừa thành tựu của những người đi trước, vận dụng kết quả của các khoa học hiện đại, chúng tôi cố gắng viết cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam với tư liệu phong phú hơn, trình bày có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn và thời gian đề cập cũng dài hơn (từ thời kì du nhập đến giữa thế kỉ XX) so với bất cứ cuốn Phật giáo sử nào của Việt Nam trước đây.

     Cuốn sách do Viện Triết học thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam [nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam] chủ trì và có sự phân công như sau:

CHỦ BIÊN: NGUYỄN TÀI THƯ, Giáo sư I Triết học.

PHẦN THỨ NHẤT: Phật giáo Việt Nam thời kì du nhập và Bắc thuộc (thế kỉ I – đầu thế kỉ X), do nhà nghiên cứu Phật học MINH CHI viết.

PHẦN THỨ HAI: Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (thế kỉ X – thế kỉ XIV), do Giáo sư II Sử học HÀ VĂN TẤN viết.

PHẦN THỨ BA: Phật giáo từ thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn (thế kỉ XV – thế kỉ XVIII), do Tiến sĩ Giáo dục học LÝ KIM HOA và nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học HÀ THÚC MINH viết. Trong đó mục “Xu hướng kết hợp Nho và Phật: Ngô Thì Nhậm với Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh do HÀ THÚC MINH viết, các mục khác do LÝ KIM HOA viết.

PHẦN THỨ TƯ: Phật giáo dưới triều Nguyễn (thế kỉ XIX), do Giáo sư I Triết học NGUYỄN TÀI THƯ viết.

PHẦN THỨ NĂM: Phật giáo thời kì Pháp thuộc (nửa cuối thế kỉ XIX – nửa đầu thế kỉ XX), do Giáo sư I Triết học NGUYỄN TÀI THƯ viết.

 

Mục lục

Trang

LỜI NHÀ XUẤT BẢN.. 7

LỜI NÓI ĐẦU.. 11

PHẦN THỨ NHẤT. PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI KÌ DU NHẬP VÀ BẮC THUỘC
(THẾ KỈ I – ĐẦU THẾ KỈ X). 15

Chương I. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam –
thời điểm và các tuyến du nhập. 19

Chương II. Luy Lâu – một trung tâm Phật giáo quan trọng
trong thời kì
Việt Nam nội thuộc Trung Quốc
vào những thế kỉ đầu Công nguyên. 32

Chương III. Các nhà sư nước ngoài đầu tiên truyền đạo 
ở Châu Giao
. 45

Chương IV. Phật giáo Việt Nam từ giữa thế kỉ III đến thế kỉ V. 69

Chương V. Dòng thiền thứ nhất ở Việt Nam:
Tì Ni Đa Lưu Chi và Pháp Hiền. 87

Chương VI. Dòng thiền thứ hai ở Việt Nam:
Vô Ngôn Thông, Cảm Thành và Thiện Hội 100

PHẦN THỨ HAI. PHẬT GIÁO TỪ THỜI NGÔ ĐẾN THỜI TRẦN
(THẾ KỈ X –
THẾ KỈ XIV). 113

Chương VII. Phật giáo thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. 115

Chương VIII.  Phật giáo thời Lý. 135

Chương IX.  Phật giáo thời Trần. 187

PHẦN THỨ BA. PHẬT GIÁO TỪ THỜI HẬU LÊ ĐẾN THỜI TÂY SƠN
(THẾ KỈ XV
THẾ KỈ XVIII). 241

Chương X. Phật giáo trong thời thịnh trị
của vương triều Lê (thế kỉ XV) 243

Chương XI. Phật giáo trong thời kì chia cắt
của
các tập đoàn phong kiến (thế kỉ XVI thế kỉ XVIII) 260

Chương XII. Phật giáo trong thời kì sôi động
của các cuộc khởi nghĩa nông dân (nửa cuối thế kỉ XVIII) 297

PHẦN THỨ TƯ. PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (THẾ KỈ XIX). 313

Chương XIII. Tình hình Phật giáo
trong thời kì Nho giáo độc tôn dưới triều Nguyễn. 315

Chương XIV. Mấy nét về Phật giáo
trong các nhà thơ lớn dưới triều Nguyễn. 327

Chương XV. Các nhà sư tiêu biểu dưới triều Nguyễn. 341

PHẦN THỨ NĂM. PHẬT GIÁO THỜI KÌ PHÁP THUỘC
(NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX). 363

Chương XVI. Khuynh hướng nhập thế trong Phật giáo. 367

Chương XVII. Phong trào chấn hưng Phật giáo
trong các thập kỉ đầu thế kỉ XX. 377

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 412

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.. 417

INDEX.. 427

 

270,000 đ 243,000 đ 10%
SÁCH CÙNG THỂ LOẠI
Tác giả: Viện Triết học
Loại sách: Tủ sách Triết học
Giá: 240,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Tài Thư
Loại sách: Tủ sách Triết học
Giá: 200,000 VNĐ
Tác giả: Nguyễn Tài Thư
Loại sách: Tủ sách Triết học
Giá: 160,000 VNĐ
Tác giả: Viện Hàn lầm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Triết học
Loại sách: Tủ sách Triết học
Giá: 180,000 VNĐ

LIÊN HỆ

  • Trụ sở: Tầng 6, Toà nhà số 128 đường Xuân Thuỷ, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3754.7735
  • Email: hanhchinh.nxb@hnue.edu.vn
  • Phòng Kinh doanh
  • Điện thoại: 024 3754 9202 hoặc 024 3754 7911
  • Email: kinhdoanh.nxb@hnue.edu.vn
  • Trung tâm Phát hành Sách và Giới thiệu Sản phẩm
  • Điện thoại: 024 3754 7708
  • Email: online.nxb@hnue.edu.vn - sachsp.nxb@hnue.edu.vn

Copyright © All rights reserved | This template is made with by Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

Lượt truy cập: 000.000 | Đang truy cập: 000.000